Dân tộc Cơ Ho

Tên tự gọi: Cơ Ho

Tên gọi khác: Xrê, Nốp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring.

Dân số: 166.112 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)

Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng nói của người Cơ-ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Gần đây người Cơ-ho mới có chữ viết theo mẫu chữ Latinh.

Địa bàn cư trú: Người Cơ-ho cư trú lâu đời và sống tập trung ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Hu Oai, Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Đặc điểm kinh tế: Người Cơ-ho sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên rẫy. Một số nơi trồng lúa. Gần đây, người Cơ-ho còn trồng cây công nghiệp như dâu tằm, cà phê... Nghề đan lát, rèn, dệt vải, làm gốm vẫn được duy trì.

Phong tục tập quán:

Ăn: Người Cơ-ho ăn cơm nấu bằng nồi đất, ăn ngày 3 bữa với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt...Đồ uống là nước suối đựng trong vỏ trái bầu. Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc, hội hè.

Ở: Nhà ở của người Cơ-ho là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng.

Phương tiện vận chuyển: Chiếc gùi đeo qua hai vai là phương tiện vận chuyển hàng ngày.

Hôn nhân: Phụ nữ chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ, người đàn ông về ở nhà vợ, con mang họ của mẹ.

Tang ma: Có tục chia của cho người chết và làm lễ bỏ mả.

Tín ngưỡng: Người Cơ-ho thờ đa thần: Thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Lúa...

Trang phục: Ngày thường, nam giới đóng khố, nữ giới mặc váy ngắn, khi trời lạnh quấn thêm khăn. Trang sức thường dùng là vòng cổ, vòng tay, khuyên căng tai.

Đời sống văn hóa: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ-ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu.

Ánh Ngọc

Thong ke